当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Anh Nguyễn Đăng – ông bố có hai con đang học tiểu học và mẫu giáo, hiện đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản – cho biết, hội phụ huynh ở đây sinh ra là để các phụ huynh giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăm sóc con cái. Hội phụ huynh ở trường các con anh chưa bao giờ kêu gọi đóng góp ngoài khoản quỹ 300 yên, tương đương 60 nghìn đồng. Số tiền này được chi cho việc in ấn các thông báo.
![]() |
Một số hoạt động ở trường mầm non của con anh Đăng có sự tham gia của hội phụ huynh. Ảnh: NVCC |
“Hội phụ huynh là những người giám sát, hỗ trợ các con đi học, vì ở thành phố này, học sinh phải tự đi đến trường. Ngoài ra, hội phụ huynh hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động cho các con, như hội thể thao, hội chợ bán đồ cũ, và quyên góp tiền từ đó; kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi học mở và có thể vào lớp con để dự giờ. Hay như bé nhà mình mới sang không biết tiếng Nhật, hội phụ huynh sẽ giúp đỡ nhà mình”.
![]() |
Một số hoạt động ở trường mầm non của con anh Đăng có sự tham gia của hội phụ huynh. Ảnh: NVCC |
Từng trải nghiệm cả hai môi trường trường học Việt Nam và Áo, anh Vũ Hồng Thắng chia sẻ, hội phụ huynh ở Áo giống như hội phụ huynh thời anh đi học ngày xưa (những năm 8x). “Đầu năm học đều có một buổi họp phụ huynh và chỉ có lần họp duy nhất này. Trong buổi họp này cũng bầu ra ban đại diện phụ huynh luôn, còn sau đó mọi liên lạc đều là qua email, điện thoại. Tiền đóng cũng là các cháu cầm đến đưa cho con của ban đại diện (phong bì dán kín, ghi tên). Từ lớp 1 đã thế và tôi chưa thấy trục trặc bao giờ”.
![]() |
Một số hoạt động ở trường mầm non của con anh Đăng có sự tham gia của hội phụ huynh. Ảnh: NVCC |
“Ban phụ huynh ở đây có thu một số khoản tiền nhưng đều là hỏi ý kiến thông qua dân chủ (giơ tay biểu quyết) trong đó nêu rõ mục đích thu, dự định chi tiêu khoản tiền. Thường thì số tiền không nhiều lắm và đều hợp lý nên bố mẹ nào cũng đồng ý. Có lẽ do cơ sở vật chất ở bên này đều tốt cả rồi, nên không bao giờ thấy thu tiền để ủng hộ trường nâng cấp. Như ở lớp đứa nhỏ nhà anh có hệ thống sưởi hỏng nhưng họ chỉ thúc ép hiệu trưởng hay phòng giáo dục sửa chứ không có chuyện bàn góp công góp của để sửa”.
![]() |
Hoạt động gây quỹ trong lễ bế giảng của trường tiểu học ở tây nam nước Pháp nơi con chị Nguyên Kan theo học - phụ huynh ngồi vẽ mặt cho các cháu với giá 50 cents/mặt. Ảnh: NVCC |
Tuy nhiên, anh thừa nhận, so sánh với Việt Nam thì rất khó vì bên này cơ sở vật chất khác ở nhà. “Một lớp chỉ có tối đa 25 cháu (hường con anh học lớp chỉ có 19-20 cháu) nên thầy cô cũng ít “stress” hơn thầy cô nhà mình”.
Ngoài ra, ban phụ huynh cũng giúp cô và trường trong việc giám sát các cháu khi đi dã ngoại, tham quan. Cuối năm, trường nào cũng làm một buổi bế giảng mà ở đó trẻ con thì chơi các trò do cô giáo đạo diễn, còn bố mẹ thì ngồi uống bia, tán chuyện. Phụ huynh cũng là người tham gia giúp trường tổ chức và dọn dẹp. Họ tự liên lạc rồi phân công nhau ai làm gì, không bao giờ đóng tiền mà ai có gì góp đấy, người tự làm bánh, người mang hoa quả, đồ uống (mua ở siêu thị hoặc tự làm)…. – anh Thắng kể.
Ông bố này cho rằng ban đại diện phụ huynh ở lớp các con anh là những người nhiệt tình và chỉ là đại diện cho phụ huynh chứ không ai nhận làm chỉ vì mong con mình được ưu tiên.
Ở Pháp, chị Nguyên Kan - tác giả cuốn sách ‘Mẹ đoảng dạy con’ – chia sẻ, ban đại diện phụ huynh được quy định bởi luật của Bộ Giáo dục, ở nhiều cấp bậc khác nhau: lớp học, trường học, tỉnh, quốc gia. Thậm chí ở Pháp còn có những Liên đoàn phụ huynh học sinh rất lớn, hoạt động có uy tín và được nhà nước công nhận. Ví dụ như hội PEEP được thành lập từ năm 1926, hoạt động nhằm nâng cao, cải tiến chất lượng giáo dục tại các trường học trên khắp nước Pháp.
“Nhiệm vụ của Hội phụ huynh là đại diện cho tiếng nói của phụ huynh, ví dụ như họ nhận thấy điều gì không hài lòng thì họ đại diện cho phụ huynh phản ảnh tới nhà trường, tới thanh tra giáo dục. Ngoài ra họ cũng hỗ trợ nhà trường nâng cao chất lượng trường học, ví dụ như gây quỹ, xin tài trợ cho các hoạt động ngoại khoá ở trường, cùng nhà trường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh”.
“Về việc đóng góp, hằng năm, vào đầu năm học, hội phụ huynh luôn kêu gọi chuyện đóng góp. Việc đóng góp ở nhiều trường là tuỳ tâm, bố mẹ bỏ tiền vào phong bì, dán kín, viết tên con ở ngoài rồi đề gửi tới Hội phụ huynh, cô giáo lớp con sẽ chuyển dùm. Một số trường khác thì họ quy định luôn số tiền cụ thể, nhưng không nhiều, ở mức 15-20 euros. Để so sánh, mức lương tối thiểu ở Pháp là 1150 euros/tháng. Đây cũng là mức trung bình mà các bố mẹ tuỳ tâm thường đóng góp”.
“Ngoài ra, trong năm học, hội phụ huynh thường tổ chức gây quỹ bằng cách tổ chức tiệc trà sau buổi học, vào các ngày như Halloween, Ngày của Mẹ/Bố, Valentine, Noel... Tại những buổi tiệc này, bố mẹ đóng góp bánh kẹo, đồ uống, và bán với giá "tuỳ tâm", tức là ai muốn ăn thì bỏ xu vào, 10 cents, 20 cents, 1 euros bao nhiêu cũng được. Số tiền này, cùng với tiền tài trợ mà nhà trường và hội phụ huynh xin được từ các tổ chức, doanh nghiệp khác, được dùng để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Ví dụ cho học sinh đi vườn thú, bảo tàng, rạp chiếu phim, học chèo thuyền, đi xem nhạc kịch, hoặc mời các đoàn biểu diễn chuyên nghiệp về diễn ở trường... Buổi lễ bế giảng cuối năm cũng được tổ chức theo hình thức tương tự nhưng quy mô to hơn”.
![]() |
Cách các học sinh tiểu học gây quỹ ở một buổi hội chợ mùa hè Summer Fair tại Trường Tiểu học Milton Road (Cambridgeshire, Anh) với giá 50p/3 lần bắn cung trúng đích. Ban tổ chức hội chợ chính là do các cha mẹ trong PTA phối hợp với các thầy cô. Ảnh: NVCC |
Chị Nguyên Kan kể, có một lần, trước cổng trường con chị (cấp 1) có hội phụ huynh cấp 2, đứng bán bánh kẹo trong một tuần liền. Họ viết một bảng thông báo ngay bên cạnh rằng họ đang gây quỹ để xây dựng trò chơi leo núi cho học sinh cấp 2. Khi hết cấp 1, các học sinh ở đây sẽ lên trường cấp 2 này, như vậy, đóng góp cho bây giờ cũng là xây dựng cho tương lai. Họ nói rõ đã xin được bao nhiêu tiền, còn thiếu bao nhiêu tiền và họ đứng bán tới khi gây đủ số tiền đó.
“Đây là cách gây quỹ của họ. Mình biết có trường mẫu giáo ở Việt Nam, hiệu trưởng đi học ở Hàn về, có áp dụng cách gây quỹ kiểu này, đã bị phụ huynh lên án là "moi tiền"”.
Việc phụ huynh đóng góp nhiều hay ít là hoàn toàn bí mật, không được công khai.
“Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, ví dụ nhà bạn chị có năm đóng 100 euros được nêu tuyên dương trước toàn trường vào buổi lễ cuối năm, nhưng cũng chỉ duy nhất một trương hợp đó thôi. Ở bên này họ không có tính sĩ diện, và số tiền ai đóng bao nhiêu không công khai nên mọi người không so kè. Hội phụ huynh chỉ công khai số tiền đó hàng năm được sử dụng vào những việc gì, như thế nào thôi. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khoá đôi khi cũng thiếu tiền, thì nhà trường gửi giấy về nói rõ bố mẹ cần đóng thêm bao nhiêu, thường chỉ 1, 2 euros không đáng kể, bằng tiền mua một cái bánh mì thôi”.
Trong khi đó, chị Trần Huyền (Melbourne, Úc) chia sẻ, vì trường bên này không có nhiều học sinh, cả trường chỉ khoảng 300 em nên ban phụ huynh lập theo dạng cả trường một ban.
“Ban này hoạt động rất nhiệt tình, hầu như tuần nào cũng có mặt ở trường để giúp thêm các hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra, ban phụ huynh cũng giúp trường gây quỹ khá nhiều, từ kêu gọi đóng tiền trực tiếp đến tổ chức hội chợ, bán hàng ăn vặt hàng tuần vào chiều thứ 6.
“Hai tuần một lần vào thứ 7, ban phụ huynh cùng nhà trường tổ chức Farmer's market (chợ quê) để gây quỹ cho trường. Hoạt động này được tổ chức tại sân trường, nơi các bác nông dân mang sản phẩm của nông trại nhà mình đến bán. Phụ huynh trường cũng có một quầy bán đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp xúc xích để gây quỹ”.
“Các khoản gây quỹ cũng được trích ra để xây dựng cơ sở vật chất cho trường, nhưng không nhiều vì trường công ở đây cũng được nhà nước đầu tư khá rồi, chỉ mua thêm ghế đá để ở sân trường hay mua thêm bập bênh để ở sân chơi thôi, chủ yếu mua sách cho thư viện trường”.
Cũng có nhiều điểm tương đồng với ban đại diện phụ huynh ở Úc, Pháp, anh Tùng (Cambridge, Vương quốc Anh) chia sẻ, hầu hết các trường đều có hội phụ huynh – hay còn gọi là PTA (Parents, Teachers Association) hoặc PTFA (Parents, Teachers and Friends Association).
Vai trò của PTA là tạo mối liên hệ gần gũi hơn giữa nhà trường và gia đình. Để tạo được mối liên hệ gần gũi này, hội phụ huynh phối hợp với nhà trường tổ chức những sự kiện thể dục thể thao, văn hóa, thiện nguyện nhằm mục đích gây quỹ, hỗ trợ nhà trường trong việc sắm sửa trang thiết bị giảng dạy học tập như: thiết bị vui chơi ngoài trời, chi phí cho môn bơi lội, máy lọc nước, thiết bị thể thao, sách Thánh ca…
Xúc phạm thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học
Huỷ quyết định kỷ luật 8 học sinh lớp 10 nói xấu thầy cô trong nhóm kín
Trong vài ngày tới, để ổn định tình hình, nhà trường sẽ họp Hội đồng kỷ luật nhằm đánh giá lại mức độ sai phạm của các em học sinh để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp nhất.
![]() |
Trường THPT Nguyễn Trãi |
Với câu hỏi "Dư luận cho rằng, việc nhà trường kỷ luật các em học sinh như vậy là quá nặng, không có tính giáo dục?", thầy Tiến cho rằng, việc xử lý kỷ luật 8 em là căn cứ theo Thông tư 08/TT ngày 21/3/1988 về hướng dẫn khen trường và kỷ luật học sinh.
“Nhóm học sinh bị đuổi học trao đổi với nhau có nội dung tục tĩu, xúc phạm giáo viên, dọa đốt trường, đốt sổ đầu bài, ném mắm tôm vào nhà cô chủ nhiệm…”, thầy Bùi Nguyễn Tiến, hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) cho biết.
Nhà trường có hơn 1.100 học sinh, nhiều em biết về việc này thông qua mạng xã hội.
Sở dĩ nhiều học sinh trong trường biết được nội dung này bởi các em không chỉ trao đổi trên nhóm kín mà trao đổi trên cả group với 48 học sinh cùng lớp. Nhà trường cho rằng tin nhắn này "đã công khai cho rất nhiều thành viên".
Nhiều người cho rằng cô giáo chủ nhiệm tự ý xem tin nhắn điện thoại của học sinh là vi phạm quyền riêng tư. Vấn đề này thầy Tiến cho biết, khi cô giáo phát hiện một em học sinh sử dụng điện thoại trong lớp thì xuống thu, niêm phong, lập biên bản. Cô giáo chủ nhiệm sau khi thu điện thoại, có học sinh và thầy giám thị đã làm chứng việc giáo viên chủ nhiệm đọc tin nhắn chứ không phải xem trộm.
![]() |
Quyết định thu hồi các quyết định kỷ luật 8 em học sinh |
Theo thầy Tiến, trước khi bị kỷ luật, nhà trường cũng đã họp lớp xét một lần. Tuy nhiên các em tỏ ra bất cần, khi các thầy cô có ý kiến thì vẫn vi phạm nên nhà trường buộc phải họp hội đồng và ra quyết định trên. Đồng thời, bàn giao cho cha mẹ học sinh quản lý đối với những em bị đuổi học một năm.
Theo thầy Tiến, sau khi thu hồi các quyết định kỷ luật, nhà trường đã mời phụ huynh đến trường. Phụ huynh cũng thừa nhận con mình quá hư, đồng thời thông báo với gia đình cho các em trở lại đi học bình thường.
Nhận định sau khi sự việc xảy ra, thầy Tiến bày tỏ sự tiếc nuối với các quyết định của nhà trường và xem đây là bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh, đồng thời sẽ họp ban giám hiệu nhà trường rút kinh nghiệm trong thời gian tới.
Trong hơn chục năm trở lại đây, và cả trước đó họ chưa từng ghi nhận trường hợp sinh viên nào bị đuổi học vì hành vi mại dâm.
" alt="Học sinh bị đuổi học ở Thanh Hoá: 'Các em có thái độ bất cần'"/>Học sinh bị đuổi học ở Thanh Hoá: 'Các em có thái độ bất cần'
Giao diện sàn giao dịch giả mạo câu lạc bộ VBU. Ảnh: H.N.
“Khi được giới thiệu sàn này và VBU, tôi có lên mạng tìm hiểu thông tin thì được biết đây là câu lạc bộ chính danh, trực thuộc cơ quan có thẩm quyền nên tin tưởng, thử tạo tài khoản và tham gia”, ông N. nói.
Theo đó, vbu.wang được quảng cáo là một sàn giao dịch chi nhánh của nền tảng Upbit (Hàn Quốc), trực thuộc câu lạc bộ Liên minh Blockchain Việt Nam. Người dùng được chiêu dụ bằng khoản lợi nhuận 2-4% khi quy đổi USDT và bán cho sàn.
“Họ bảo là có một số nước bị cấm mua USD, nên sàn sẽ thực hiện quy đổi và bán đến người dùng những quốc gia đó nhằm hưởng chênh lệch. Cụ thể, tôi cần mua USDT trên sàn Binance rồi bán trên sàn VBU, hưởng lợi khoảng 600-1.000 đồng/USD. Tiền được rút về tài khoản ngân hàng”, ông H.N. tường thuật lại.
Mất trắng 3.000 USD vì mô hình lừa đảo tinh vi
Nạn nhân cho biết ban đầu còn dè dặt nên chỉ thử giao dịch khoảng vài trăm USD. Khi thấy sàn trả tiền đúng cam kết, ông H.N mới mua 3.000 USDT để bán trên trang web. Nhưng khi số tiền lớn được giao dịch, hệ thống có thông báo bất thường, yêu cầu người dùng nạp thêm 3.000 USD mới được rút tiền.
“Họ yêu cầu rất gấp gáp, nếu tôi không chuyển thêm 3.000 USD trong ngày thì số tiền cần cho hôm sau sẽ gấp đôi. Người giới thiệu cũng liên tục nhắc tôi chuyển tiền, đừng lo lắng vì đứng sau nền tảng là câu lạc bộ lớn. Đến lúc này tôi nảy sinh nghi ngờ mình đã bị lừa”, ông H.N. chia sẻ với Zing.
![]() |
Nền tảng chongluadao.com cảnh báo vbu.wang là website giả mạo, lừa đảo. |
Sau đó, ông H.N. liên lạc với quản lý câu lạc bộ Liên minh Blockchain Việt Nam và được biết trang web trên không hề liên quan đến tổ chức.
“Trang trên không liên quan gì tới Liên minh Blockchain Việt Nam. Liên minh Blockchain Việt Nam (VBU) chỉ có duy nhất website ở địa chỉ https://blockchainunion.vn/. Mọi người cẩn thận để tránh bị lừa”, ông Đinh Ngọc Thạnh, Phó chủ tịch Ban chủ nhiệm Liên minh Blockchain Việt Nam phản hồi ông H.N.
Liên minh Blockchain Việt Nam được thành lập vào ngày 21/4, là câu lạc bộ trực thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA). Chức năng của đơn vị là tập hợp, kết nối các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư, xây dựng chính sách về blockchain tại Việt Nam.
Thời điểm vừa ra mắt, Liên minh Blockchain từng vướng vào lùm xùm tương đồng về tên gọi với một công ty xã hội, có chức năng tương tự.
Chongluadao.com, nền tảng cảnh báo các website giả mạo, lừa đảo thuộc Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia đánh giá vbu.wang là một website có dấu hiệu giả mạo, lừa đảo, chiếm đoạt dữ liệu và tài sản của người dùng.
“Hiện tại, tôi xác nhận là đã mất trắng khoản 3.000 USD đầu tư vì thiếu cẩn trọng, không xác minh thông tin trước khi tham gia. Tôi thấy thủ đoạn của kẻ gian ngày càng tinh vi, giả mạo tổ chức vừa thành lập, lý do hoạt động hợp lý với khoản lợi nhuận vừa phải khiến người dùng rất dễ sa lưới”, ông H.N. chia sẻ.
Nạn nhân cho biết đã trình báo sự việc và gửi thông tin lên Công an huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng.
(Theo Zing)
Hiện 2 đơn vị thuộc Bộ TT&TT là Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử và Trung tâm Internet Việt Nam đang phối hợp xử lý 3 website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải.
" alt="Mất 3.000 USD vì web giả mạo Liên minh Blockchain Việt Nam"/>Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Blockchain Pantera Châu Á, Ben cho rằng các công ty dịch vụ tài chính truyền thống có nguy cơ phải đối mặt với số phận tương tự như Nokia. “Phố Wall sẽ đạt được nhiều hơn nếu chấp nhận tiền mã hóa, thay vì ngược lại”, ông chia sẻ.
Trong câu chuyện của mình, CEO Bybit ám chỉ cách tiếp cận truyền thống của Phố Wall đang ngày càng trở nên lỗi thời. Đó là lúc sự đổi mới bị bóp nghẹt bởi các quy trình và hạn chế nội bộ.
Theo vị CEO này, một mô hình dịch vụ tài chính mới cho thế giới đang phát triển nhanh chóng. Năng lượng, sự đổi mới và động lực đều có trong tiền mã hóa. Trước mức độ ảnh hưởng và nguồn nhân lực dồi dào của ngành công nghiệp tiền mã hóa, ông cho rằng Phố Wall cần phản ứng nhanh và bắt kịp cuộc đua để không chậm chân so với các nhà giao dịch hàng đầu.
Cùng quan điểm với Ben Zhou, Frankin Bi - Nhà đầu tư & Giám đốc phát triển danh mục đầu tư tại Pantera Capital cho rằng, ngày nay các nhân tài bị thu hút bởi tiền mã hóa vì môi trường có nhịp độ nhanh hơn và khả năng đổi mới không hạn chế của nó. Phố Wall sẽ mất 2 đến 3 năm để đưa một sản phẩm mới ra thị trường, trong khi đó, với ngành công nghiệp tiền mã hóa, điều này thậm chí có lúc chỉ mất từ 2 đến 3 tuần.
Trọng Đạt
" alt="CEO Bybit kêu gọi Phố Wall tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa"/>CEO Bybit kêu gọi Phố Wall tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa
Nhưng sau một kỳ học tại trường, qua lịch học phân bổ trong các năm tiếp theo, Quân cảm thấy so với mong muốn của anh, lượng lý thuyết nhiều, trong khi phần thực tế, thực hành lại hơi ít.
![]() |
Nguyễn Văn Quân tại cuộc thi tay nghề thế giới |
Chàng trai 9X quyết định gọi điện về cho bố mẹ xin phép được nghỉ học. Anh muốn về quê để có thời gian suy nghĩ lại về định hướng tương lai. Bố mẹ khuyên anh cố gắng tiếp tục học tập nhưng anh nói nếu không yêu thích, tốt nghiệp ĐH xong, anh rất khó xin việc.
"Nhiều phụ huynh nghe đến con đi học nghề là không thích do suy nghĩ chỉ có trượt đại học hay học kém mới đi học nghề. Nhưng tôi cho rằng để phát triển bản thân phải vững tay nghề. Gia đình mình không khá giả, không có nhiều mối quan hệ để dễ dàng xin việc thì mình phải có kỹ năng nghề vì vậy tôi xác định phải đi học nghề”, Quân phân tích.
Để bố mẹ đồng ý anh đã phải thuyết phục, tác động rất nhiều. Quân tâm sự thêm, khi học cấp 3, anh chỉ suy nghĩ đơn giản, các bạn đỗ đại học mình cũng phải cố gắng vào giảng đường cho “bằng bạn bằng bè”.
“Tôi thích học về điện, tự động hóa, hồi học Cấp 3 tôi cũng đạt giải sáng tạo trẻ cấp tỉnh với mô hình quét rác tự động. Sau nửa năm ở nhà suy nghĩ, năm sau, tôi quyết định nhập học trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội”, anh kể lại.
Tháng 8/2016, Quân nhập học. Tại trường, xem lịch học trong 3 năm có khá nhiều thời gian thực hành anh rất hào hứng.
“70% thời gian học là thực hành. Học lý thuyết cũng ngay cạnh máy, sau lý thuyết, các sinh viên được sang thực hành ngay tại máy. Thiết bị được nhà trường nhập mới liên tục, các sinh viên có 1 buổi học tại trường, 1 buổi tự nghiên cứu… nên tôi rất hào hứng. Tôi nhận thấy đây là môi trường mình có thể phát triển được”.
Sang năm học thứ 2, Quân học môn học PLC. Đây là môn học khá mới mẻ với anh. Nhờ đam mê và yêu thích, anh đạt kết quả cao trong môn học này. Sau đó, thầy giáo chọn anh vào đội tuyển của khoa Cơ điện tử với vai trò lập trình viên.
Anh chuyển sang luyện tập để đi thi tay nghề. Tại kỳ thi của thành phố Hà Nội, kết quả không như mong đợi của anh.
“Tất cả đều rất mới, tôi chưa có kinh nghiệm nên hiểu sai đề và lập trình có sai sót nên chỉ đạt giải Ba. Nhưng đây cũng là cơ hội để tôi rút kinh nghiệm. Vì vậy, sau 5 tháng ôn thi tiếp theo, tôi rất tự tin khi tham gia cuộc thi tay nghề quốc gia". Tại kỳ thi này, đội của anh (gòm 2 thành viên) đã đạt huy chương Bạc.
Suốt 3 ngày thi, các chuyên gia Hàn Quốc đã sang theo dõi. 6 thành viên của 3 đội tiếp tục phải trải qua một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia này để chọn ra 1 đội duy nhất đi thi Tay nghề thế giới tại Nga.
Đội của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội của Quân được chọn. Quân kể lại khi anh đặt câu hỏi tại sao chọn khi chúng tôi chỉ đạt Huy chương Bạc, chuyên gia Hàn Quốc đã trả lời rằng: “Chúng tôi không đánh giá qua giải các bạn vừa thi. Chúng tôi đánh giá qua năng lực thực tế của các bạn. Bạn không nên suy nghĩ về giải vừa qua nữa mà hãy nghĩ về Huy chương vàng cuộc thi tay nghề thế giới”.
Ngày 6/8/2018, Quân và đồng đội sang Hàn Quốc để đào tạo. Anh chia sẻ: “Ở Hàn Quốc, chúng tôi phải tuân thủ chế độ luyện tập rất khắc nghiệt. Theo quy định từ 6h sáng đến 7h tối, chúng tôi học. Sau đó, chúng tôi tự học đến khuya có hôm 2 - 3h sáng.
Thời gian đầu, tôi khá mệt mỏi, nhưng sau đó thấy mỗi ngày mình tự tạo ra một dây chuyền theo ý mình, được người khác đánh giá tốt, mình vui và có động lực hơn”.
Quân có thể ngồi lập trình liên tục 4, 5 tiếng đồng hồ. Sau khi ăn, anh lại quay lại với chiếc máy tính.
Nhờ được rèn luyện bài bản, kỹ lưỡng Quân đi thi với sự tự tin cao. Tại kỳ thi tay nghề thế giới, tốc độ làm bài của Quân và đồng đội khá tốt nhưng kết quả vẫn chưa làm anh hài lòng.
![]() |
Nguyễn Văn Quân (ngoài cùng, bên phải) trong lễ tuyên dương Người thợ trẻ giỏi |
Quân và đồng đội nhận được chứng chỉ tay nghề xuất sắc sau 3 ngày thi liên tục ở Liên bang Nga.
Hiện Quân đang hỗ trợ thầy giáo hướng dẫn các em khóa sau chuẩn bị cho kỳ thi tay nghề. Anh dự định sau khi tốt nghiệp có thể sẽ đầu quân cho một số công ty để học hỏi kinh nghiệm, sau đó có những kế hoạch riêng cho sự nghiệp của mình.
Với các bạn trẻ đang băn khoăn việc chọn nghề, Quân nhắn nhủ: “Các bạn nên nắm rõ năng lực và đam mê của mình, không nên đặt mục tiêu cao quá. Từ đó, các bạn chọn trường phù hợp với nguyện vọng của mình. Không vào được đại học, các bạn có thể học nghề, cơ hội việc làm không hề ít”.
Anh cũng nói thêm: “Nếu khi vào đại học, cảm thấy môi trường không phù hợp, các bạn nên thay đổi, để tránh lãng phí thời gian và tiền của. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ đi học nghề ngay từ đầu”.
Lê Lan
" alt="'Nếu được chọn lại, tôi sẽ học nghề ngay từ đầu'"/>
TS Hoàng Việt Hà cho biết, clip là phút ngẫu hứng tại khuôn viên ĐH Bách khoa Hà Nội, ngày 17/3.
“Ở sự kiện này, tôi tham gia với vai trò lãnh đạo, xem các hoạt động của gian hàng tư vấn tuyển sinh của trường được triển khai ra sao, cùng đó trực tiếp tham gia công tác tư vấn cho các học sinh quan tâm.
Trước gian tư vấn, các sinh viên tổ chức hoạt động nhảy để tạo không khí sôi nổi. Tại đó có cả sinh viên trường tôi và cả các sinh viên trường khác. Sự việc hoàn toàn ngẫu nhiên, lúc đó trong bầu không khí sôi động, các em sinh viên cứ đẩy mình ra tham gia cùng.
Thấy các em hào hứng, tôi cũng bắt nhịp để tạo không khí vui tươi. Rất vui là khi tôi ra nhảy, các sinh viên tỏ ra vô cùng hào hứng, cảm giác không còn e dè. Sau đó, có những sinh viên, học sinh chưa nhảy bao giờ cũng tham gia vào nhảy”, thầy Hà chia sẻ.
Thầy Hà cho hay, bản thân rất vui khi được sự đón nhận, cổ vũ từ các sinh viên, học sinh. “Lúc vào nhảy, tôi cũng chỉ nghĩ ngày hội cũng cần có những hoạt động vui vẻ, sôi động”.
Theo thầy Hà, điệu nhảy popping này thầy học và tập thường xuyên trong trường nên như những kỹ năng thông thường. “Nhà trường có hoạt động dạy nhảy, xướng âm cho sinh viên và trở thành những môn học. Chính vì vậy, những thầy cô giáo như chúng tôi cũng phải học để biết. Trong các hoạt động phong trào, văn nghệ của sinh viên tại trường, tôi cũng thường xuyên tham gia. Tôi học điệu nhảy này trong vòng mấy tháng. Lâu dần cũng bị quên một chút nên một số động tác có phần hơi ngượng nghịu”, thầy Hà nói.
Được biết, ở lễ khai giảng của trường hồi tháng 9, thầy Hà cũng tham gia một tiết mục popping cùng các bạn sinh viên.
“Tôi nghĩ việc mình tham gia các hoạt động như thế này sẽ xóa bỏ khoảng cách giữa thầy cô và học trò. Khi đó, các em sinh viên có thể tự nhiên và dám thể hiện chính mình. Không những vậy, các em học sinh tham gia ngày hội cũng cảm thấy sự thoải mái, gần gũi, dễ chia sẻ hơn, qua đó tiếp cận được những thông tin tuyển sinh được tốt nhất”, thầy Hà nói.
Thầy giáo trình diễn điệu nhảy “cực cháy” khiến sinh viên thích thú hò reo